Hướng dẫn quy trình lu lèn bê tông nhựa nóng
Thảm bê tông nhựa những năm gần đây đã là 1 vật liệu phổ biết cho công tác thi công mặt đường, nó thay thế hầu hết cho các công nghệ cũ như láng nhựa, hay nhựa thấm nhập nhẹ.
Với các nhà thầu thì khi họ không lắm rõ được quy trình lu lèn bê tông nhựa là 1 điều rất nguy hiểm. Họ không biết được lu bao nhiêu lượt cho từng loại lu, không biết cần loại lu nào cho công tác thi công bê tông nhựa, dẫn tới không kiểm soát được chất lượng bê tông nhựa, không kiểm soát được độ chặt, không kiểm soát được độ bằng phẳng và không quản lý được nhiên vật liệu tiêu hao khi lu lèn bê tông nhựa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và kinh tế của các nhà thầu thi công.
Các nhà thầu khi lắm được quy trình lu lèn bê tông nhựa, lên được list mô tả công việc cần thiết cho công tác lu lèn. Từ đó giao cho các cán bộ quản lý làm theo list đã có sẵn để quản lý về kỹ thuật, lái máy, công nhân khi thi công, như giao cho họ lu nào đi trước lu nào đi sau, bao nhiêu lượt trên điểm có làm đúng quy trình hay không. Qua công tác này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí nguyên, nhiên vật liệu cũng như kiểm soát được độ bằng phẳng, độ chặt mặt đường và chất lượng mặt đường bê tông nhựa.
Vậy quy trình lu lèn bê tông nhựa là như thế nào?
Thứ nhất là các loại lu cần thiết.
Thứ 2 là sơ đồ lu.
Thứ 3 là khoảng cách lu và số lần lu trên một điểm.
Để lu lèn bê tông nhựa nóng cần các loại lu sau:
Lu sơ bộ: Lu sơ bộ có tải trọng cho phép từ 6-8 tấn ( có thể 1 bánh lốp 1 bánh sắt, có thể 2 bánh sắt và nên có rung để khi lu mối nối sẽ bằng phẳng và đẹp ).
Lu chặt: Lu bánh lốp 16-25 tấn hoặc lu rung tùy theo từng dự án hoặc từng loại bên tông nhựa mà ta có thể áp dụng.
Lu hoàn thiện: Lu bánh thép lớn hơn hoặc bằng 10 tấn bánh cứng, có thể rung hoặc không rung tùy theo từng dự án.
Từng loại bê tông nhựa và tùy theo chiều dày của bê tông nhựa.
Sơ đồ lu được đi như sau:
Khi máy rải đã rải bê tông nhựa ra xong lu sơ bộ vào trước rồi mới đến lu chặt và cuối cùng là lu hoàn thiện.
Khoảng cách và số lượt lu.
Lu sơ bộ: Phải bám sát máy rải để nhanh chóng lu lèn bề mặt nhằm tránh hỗn hợp bị mất nhiệt; thông thường dùng lu 2-4 lần/điểm, tốc độ không quá 1.5-2km/h và khoảng cách cách bàn là máy rải tối thiểu 1m. Đối với BTNC 19 thô và BTNC 25 thô có thể dùng ngay lu bánh lốp nhẵn để lu sơ bộ.
Giai đoạn lu chặt: Đối với BTNC 19 thô và BTNC 25 thô nên dùng lu chấn động để lu chặt trừ trường hợp bề dày lớp hỗn hợp mỏng dưới 50mm, tần suất chấn động khi lu nên chọn bằng 35-50 Hz với biên độ chấn động bằng 0,3~0,8mm (bề dầy lớp lu lèn càng lớn. Cần chọn tần số và biên độ chấn động lớn). Mỗi khi chuyển hướng lu phải tắt chấn động. Đối với các thảm thì dùng lu bánh lốp với số lượt lu từ 8-10 lần/điểm và tốc độ 1,5-2km.
Lu hoàn thiện: Dùng lu bánh cứng lu từ 4-6 lần/điểm với tốc độ từ 2-2,5km và cho đến khi không còn vệt hằn.
Với tất cả các bước trên cần phải lưu ý:
Bố trí phải thường xuyên bôi dầu trên bánh lu bằng vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông nhựa, những điểm bong chóc do dính bánh phải được bù hạt nhỏ xử lý ngay.
Các lu chuyển hướng phải từ từ để không bị hư hỏng bề mặt bê tông nhựa, không dừng đỗ lu trên bề mặt bê tông nhựa khi còn nóng.
Các lu khi chuyển vệt lu nên lu so le nhau tránh tình trạng dừng 1 điểm tạo độ gồ ghề không bằng phẳng bề mặt bê tông nhựa. Khi nhiệt độ xuống dưới 70 độ C phải dừng lu.
Với hướng dẫn về quy trình lu nèn bê tông nhựa này tôi nghĩ đây là điều mà rất nhiều người sẽ cảm thấy cần thiết. Và nếu mọi người cảm thấy điều này hữu ích hãy áp dụng thử cho dự án của mình, cho gói thầu của mình.
Nếu các bạn thấy đạt kết quả hãy chia sẻ điều này với những người khác để mọi người cũng nhận được giá trị như bạn.