Bê tông nhựa nóng là gì? Quy trình rải thảm bê tông nhựa
Bê tông nhựa nóng là gì?
Bê tông nhựa nóng (hay còn gọi là bê tông Asphalt) là hỗn hợp cấp phối gồm: đá, cát, bột khoáng và nhựa đường, được sử dụng chủ yếu làm kết cấu mặt đường mềm.
Phân loại bê tông nhựa nóng
Bê tông nhựa nóng được sản xuất tập trung ở các trạm trộn bê tông nhựa nóng.
Để có được sản phẩm bê tông nhựa nóng, thì các dòng vật liệu được vận chuyển lên và cân đong bằng hệ thống cân điện tử đảm bảo chính xác, sai số nhỏ.
Sau đó tất cả các loại vật liệu được đưa vào buồng trộn, ở đó các loại vật liệu như đá lớn, đá vừa, đá nhỏ, cát, chất phụ gia được trộn khô với nhau. Sau khoảng 20s nhựa đường được phun vào ở dạng sương trộn lẫn với các loại vật liệu khác, các cánh trộn trong buồng trộn tiếp tục khuấy trộn trong thời gian khoảng 25-30s thì được xả xuống qua cửa xả liệu của buồng trộn.
Bê tông nhựa nóng: Hỗn hợp được nung và trộn ở nhiệt độ từ 140oC – 160oC.Khi thi công nhựa phải nóng từ 90-100oC.
Có rất nhiều cách phân loại Bê tông nhựa nóng nhưng phổ biến gồm các loại sau:
- Bê tông nhựa nóng hạt mịn
- Bê tông nhựa nóng hạt trung
Các sản phẩm bê tông nhựa nóng:
- Bê tông nhựa nóng hạt mịn C9.5
- Bê tông nhựa nóng hạt mịn C12.5
- Bê tông nhựa nóng hạt trung C19
- Bê tông nhựa nóng hạt thô C25
Quy trình rải thảm bê tông nhựa nóng
I).Trình tự thi công công trình:
- Công tác chuẩn bị triển khai thi công:
- Chuẩn bị mặt bằng (đo đạc, tập kết xe máy, vật tư…)
- Tổ chức công trường
- Phương án thi công
- Khởi công công trình
II). Kỹ thuật thi công thảm nhựa:
- Bù vênh: Làm phẳng bề mặt lớp cấp phối đá dăm bằng lớp cấp phối đá mi 0-4mm.
- Vệ sinh bề mặt cấp phối đá dăm:
- Cho công nhân quét làm sạch mặt cấp phối
- Dọn sạch các mi bụi cấp phối, rác thải trong quá trình thi công trên bề mặt
- Dùng máy hơi ép thổi sạch bụi trên bề mặt cấp phối
- Quét đá mi máy thổi bụi
- Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 1kg/m2 (Nhũ tương).
- Sau khi thi công xong lớp cấp phối đá dăm sẽ được đơn vị nghiệm thu và cho phép tưới nhũ tương.
- Nhũ tương được vận chuyển trong xe chuyên dụng có thể giữ được nhiệt độ cao.
- Nhũ tương được tưới trước từ 1-2h để phân tách xong trước khi rải BTN. Bề mặt CPĐD tưới nhũ tương sẽ được lấy mẫu kiểm tra độ dính bám. Công tác thi công lớp BTN khi thi công đầy đủ đạt yêu cầu của các lớp trước đó.
- Công tác chuẩn bị. Dùng cọc và căng dây để định vị trí và cao độ rải ở 2 bên mép mặt đường đúng với thiết kế.
- Vận chuyển bê tông nhựa
- Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa.
- Xác định số lượng xe và khoảng cách dừng của các xe hợp lý.Thùng xe có đáy kín, thùng xe có đủ cả 4 bên đều sạch.
- Cần có bạt che phủ khi gặp trời gió mạnh hoặc trời mưa.
- Rải bê tông nhựa
- Tiến hành rải bê tông nhựa bằng máy chuyên dụng, đôi khi rải bằng thủ công ở những nơi chật hẹp.
- Khởi động máy rải trước khi rải từ 10 đến 15 phút để kiểm tra độ chính xác của máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền. Ôtô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng xe ôtô đổ hỗn hợp bê tông nhựa xuống giữa phễu máy rải. Máy rải đẩy ôtô về phía trước cùng máy rải. Tùy theo bề dày lớp bê tông nhựa mà điều chỉnh tốc độ máy rải. Chỉnh cao độ máy rải bằng cao độ lèn ép nhân với hệ số lèn ép, theo dõi và hiệu chỉnh cao độ lớp bê tông nhựa nóng trong lúc rải bằng que sắt đã đánh dấu.
- Trong quá trình rải, thanh đầm của máy rải luôn hoạt động.
Ở những chỗ nối ngang dọc trước khi rải lớp mới thì vị trí tiếp xúc với lớp cũ được cắt thẳng đứng và quét một lớp nhựa bám dính để đảm bảo tính liên tục giữa bê tông nhựa lớp mới với lớp cũ. - Trong quá trình rải công nhân cầm dụng cụ theo máy để phụ giúp các công việc như.
Té phủ hỗn hợp bê tông nhựa thừa dọc theo mối nối thành lớp mỏng, san đều chỗ lồi lõm trước khi lu lèn.
Gạt bỏ, bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp bê tông nhựa mới rải.
Phun dầu để tránh bê tông nhựa bám vào bánh xe lu. - Các vệt dừng thi công: máy rải chạy không tải ra ngoài vệt rải 5-7m. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với tim đường.
- Kiểm tra nhiệt độ trước khi rải bằng nhiệt kế, nhiệt độ không thấp hơn 130oC.
Việc giám sát quy trình thi công lớp bê tông nhựa thường được bắt đầu từ lúc ở trạm trộn đến hiện trường như: - Kiểm tra độ chính xác của thiết bị trộn, hệ thống cân đong.
- Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu đưa vào chế tạo hỗn hợp.
- Kiểm tra chất lượng của bê tông nhựa khi rời trạm trộn.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu xem có bị phân tầng từ mỗi chuyến xe chở đến.
- Kiểm tra vị trí tim cọc và cọc giới hạn các vệt rải, các dây căng.
- Xe lu lèn lớp bê tông nhựa
Lu được sử dụng: Lu bánh cứng 8T – 12T.
-
- Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa xong đến đâu phải tiến hành lu ngay. Cần tranh thủ lu lèn xong khi hỗn hợp còn ở nhiệt độ lu lèn có hiệu quả. Nhiệt độ lu lèn hiệu quả nhất là 130-140oC, khi nhiệt độ dưới 70oC thì lu lèn không còn hiệu quả.
- Lu bánh cứng 8T được sử dụng trong lượt lu đầu tiên với vận tốc 4-5km/h, lu bánh lốp , lu bánh cứng 12T được sử dụng cho lượt lu sau cùng với vận tốc 1.5km/h.
- Dùng dầu chống dính bám phun lên bánh lu để tránh hiện tượng bê tông nhựa bị bóc mặt dính vào bánh lu.
- Khi máy lu đổi hướng tiến lui thao tác phải nhẹ nhàng. Máy lu không được dừng lại trên lớp BTN chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
- Trường hợp đang rải gặp mưa:
Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp.
Khi lớp bê tông nhựa được lu lèn đạt 2/3 độ chặt yêu cầu thì tiếp tục lu trong mưa đến khi đạt độ chặt.
Khi lớp bê tông nhựa chưa lu lèn đạt 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi mặt đường. Khi mặt đường khô ráo thì rải lại..
Để khắc phục những khó khăn do thời tiết gây ra cần phân bố chiều dài rải hợp lý, nên chọn chiều dài vệt rải ngắn khi gặp thời tiết không thuận lợi. - Trong quá trình lu, nhất là trong những đợt lu đầu tiên phải kiểm tra độ bằng phẳng của mặt đường bằng thước 3m để xử lý ngay những vị trí lồi lõm.
- Trong quá trình lu lèn, nếu thấy hiện tượng lớp bê tông nhựa nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để xử lý ngay.